Thư viện ảnh  |  Liên hệ  |  Webmail      
Nơi khởi nguồn hạnh phúc      
 
Tin tức - Sự kiện

Sự kiện nổi bật

Phát hành trái phiếu

Tin tức trong nước

Tin tức Quốc tế

Ninh Thuận xưa và nay



Tin nổi bật  

Mỹ vô địch giải golf Presidents Cup lần thứ sáu liên tiếp

Spieth ẵm 10 triệu đô la và 3 kì tích

Golf thủ Nguyễn Văn Sơn vô địch giải VGM Open 2015

Rảnh rỗi, Tiger Woods “đắm chìm” cùng US Open

Tin HOT 2/9: Ronda Rousey hẹn hò với quân nhân

Vừa ghi điểm, tay golf liền quỳ gối cầu hôn bạn gái


Thống kê
  Lượt truy cập : 703707
  Hôm nay : 41
  Tháng này : 2552
 
   Tin tức - Sự kiện  -  Tin tức trong nước

Kinh nghiệm du lịch sinh thái tại Nhật Bản đối với Việt Nam

Trong một hai thập kỷ gần đây, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ hệ thống luật pháp tới ý thức và hành động của người dân. Du lịch sinh thái tại Nhật Bản phát triển trong những năm gần đây và ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. Du lịch sinh thái cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bài viết này phác thảo đặc điểm của khách du lịch Nhật Bản hướng tới hoạt động du lịch sinh thái, tập trung vào hiện trạng và các chương trình phát triển du lịch sinh thái cũng như vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này; đồng thời, gợi mở những kinh nghiệm để phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam.

Những thay đổi hướng tới sinh thái của khách du lịch Nhật Bản

Trong các hoạt động đi du lịch, các hoạt động hướng tới thiên nhiên và du lịch sinh thái đang là một quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Theo Luật Du lịch Sinh thái Nhật Bản, du lịch sinh thái là hoạt động du lịch trong đó du khách được hướng dẫn hay cũng cấp những thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên, thường xuyên có những hoạt động tích cực hướng tới giao tiếp với tài nguyên du lịch tự nhiên trong quá trình đi du lịch; hoặc những hoạt động du lịch của du khách với mục đích tìm hiểu những kiến thức về tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ các tài nguyên này.

Theo Báo cáo về Xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty Giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhất là du lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 % số người được hỏi). Xếp thứ 2 là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân cung cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây.

Nhu cầu du lịch sinh thái của nguời Nhật bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi trường rất cao của người dân. Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có cả sản phẩm du lịch trở thành một phần trong giá trị sống. Người Nhật đã rất quen với ý thức phân loại rác sinh hoạt (có khi tới 4-5 chủng loại khác nhau), hạn chế xả rác và tự thu dọn rác của mình tại những nơi công cộng, những điểm du lịch. Họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có “giá trị môi trường cao”, được thiết kế và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và nhận được các chứng chỉ môi trường. Điều này giải thích vì sao nhiều chuỗi khách sạn, nhà hàng của Nhật Bản tiên phong trong việc xây dựng vòng tròn khép kín từ thu thập rác thải hữu cơ, sản xuất phân vi sinh sử dụng để sản xuất rau sạch và dùng rau sạch này trong khách sạn.

Phát triển du lịch sinh thái ở Nhật Bản và vai trò của nhà nước

Du lịch sinh thái của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi trường) Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Ủy ban Môi trường tham gia vào Liên minh Di sản Thế giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về du lịch sinh thái ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm 1994, Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về Du lịch Sinh thái”. Sau sự ra đời của một số Hiệp hội du lịch sinh thái tại một số địa phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái Nhật Bản năm 1998. Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội đồng bao gồm cả những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (các bộ Môi trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch ; Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, các hiệp hội du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản.

Chính sách do Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái đưa ra không chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Vào tháng 6 năm 2004, Hội đồng đã đưa ra “5 giải pháp xúc tiến du lịch sinh thái”, đó là:

1. Xây dựng luật về du lịch sinh thái nhằm phổ biến và khuyếch trương hoạt động du lịch sinh thái.

2. Đưa ra một danh sách các “chương trình du lịch sinh thái” (List of Eco-tours) và quảng bá các hoạt động và kinh doanh du lịch sinh thái,

3. Xây dựng “Giải thưởng lớn về du lịch sinh thái” (Grand Prize for Ecotourism) nhằm cổ vũ cho những hoạt động du lịch này,

4. Biên soạn “Sổ tay phát triển du lịch sinh thái” nhằm cung cấp những kiến thức, hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái,

5. Phát triển 13 dự án thí điểm về du lịch sinh thái tại một số địa phương

Một số các giải pháp đang trong quá trình thực thi trong khi một số giải pháp đã bước đầu hoàn thành. Bộ Môi trường đã công bố Luật Du lịch Sinh thái, tổ chức trao giải thưởng lớn về du lịch sinh thái hàng năm và phổ biến Sổ tay phát triển du lịch sinh thái. Các hoạt động khác cũng đã hoàn thành giai đoạn đầu và tiếp tục với các hoạt động duy trì và mở rộng. Các giải pháp trên đi kèm theo một loạt các hoạt động từ khảo sát nghiên cứu, tổ chức biên soạn, tổ chức các hội thảo, đầu tư tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật… Kinh phí thực hiện các giải pháp được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu từ nhà nước.

Riêng về giải pháp thứ 5, phát triển các dự án thí điểm về du lịch sinh thái, Bộ Môi trường trực tiếp đầu tư phát triển các mô hình thí điểm trong khoảng thời gian 3 năm. Các mô hình này được chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm các vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo), và nhóm các vùng có tài nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno-naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano). Nội dung chính của các dự án này gồm:

- Hình thành các “Hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái địa phương” với sự tham gia của chính quyền địa phương, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, các tổ chức phi lợi nhuận, giới nghiên cứu …

- Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên

- Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển du lịch sinh thái tại các địa phương.

Bên cạnh các dự án phát triển du lịch sinh thái là một loạt các dự án nhằm sử dụng hữu hiệu hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia, đón nhận khoảng 370 triệu lượt khách một năm. Nhiều trong số này đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, giao thông, rác thải do quá tải. Một loạt các dự án của Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như xây dựng nền tảng cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia, ví dụ như quy định về số lượng ô tô được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát triển các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia … Bộ Môi trường Nhật Bản cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”.

Những gợi ý về phát triển du lịch sinh thái Việt Nam

Với nhiều tiềm năng về tự nhiên, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái. Tuy vậy, làm thế nào để phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam vẫn là vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Hiện tại sản phẩm du lịch sinh thái của Việt Nam chưa thực sự tạo ra một điểm nhấn trong đối tượng khách du lịch. Thay vào đó, sự đa dạng của văn hóa, dân tộc hay đồ ăn đã trở thành hình ảnh của Du lịch Việt Nam trong con mắt khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch sinh thái gắn với những hình ảnh và sản phẩm du lịch đã có sẵn này có thể là một phương thức phát triển thị trường khách du lịch sinh thái tới Việt Nam.

Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của một định hướng và kế hoạch phát triển du lịch sinh thái rõ ràng. Định hướng phát triển du lịch sinh thái vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một quốc gia. Do vậy, tổ chức như một Hội đồng quốc gia với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành, của giới kinh doanh và cộng đồng địa phương là cần thiết. Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, xây dựng và vận hành một hội đồng như mô hình này sẽ gặp phải không ít khúc mắc do khả năng phối hợp, giữa các Ban Ngành; giữa nhà nước, giới doanh nghiệp và giới nghiên cứu còn hạn chế. Việc điều phối hoặc chỉ đạo tổ chức ở cấp Chính phủ có thể giải quyết khó khăn này.

Một khó khăn lớn nữa là kinh phí cho việc tổ chức và thực hiện các chương trình xúc tiến phát triển du lịch sinh thái. Kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức quốc tế có thể là một giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn. Trong điều kiện môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu như hiện nay, nhiều tổ chức và quốc gia rất quan tâm tới du lịch sinh thái và có thể tham gia tư vấn hay hỗ trợ trực tiếp cho phát triển du lịch sinh thái của các quốc gia đang phát triển. Thêm vào đó, các mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động có thể được hoạch định với một lộ trình hợp lý, từng bước giải quyết từng vấn đề trong việc phát triển du lịch sinh thái. Những giải pháp đầu tiên về nghiên cứu, quy hoạch các vùng có thể phát triển du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức cộng đồng qua tuyên truyền và hệ thống luật (hay quy định), thực hiện các mô hình thí điểm ở một vài điểm … là những công việc có thể thực hiện được. Điều quan trọng là định hướng phát triển du lịch sinh thái không chỉ dừng lại ở mức độ ra chính sách mà cần xây dựng cụ thể các chương trình và dự án hành động, bao gồm cả các điều kiện thực hiện, cách thức thực hiện, các cơ quan có trách nhiệm và kinh phí cho tổ chức thực hiện.

Tại từng điểm du lịch, phát triển du lịch sinh thái liên quan tới nhiều khía cạnh từ kinh doanh tới quản lý địa phương và bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng quan hệ giữa các thành phần tham gia là một trong những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.

Phát triển du lịch sinh thái mới ở những bước đầu tiên, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới. Du lịch sinh thái có thể mang lại những thời cơ cho phát triển Du lịch Việt Nam nhưng cũng ẩn chứa không ít thách thức trong việc khuyến khích phát triển. Nhưng du lịch sinh thái đang dần trở thành một trào lưu và mang lại sự phát triển bền vững cho điểm du lịch và cho cả quốc gia. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam chỉ còn là bài toán thời gian và quyết tâm của người thực hiện./.

                                          TS. PHẠM TRƯƠNG HOÀNG

Nguồn: Tạp chí DLVN

Về đầu trang
  Tin khác cùng chuyên mục

Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2010 sẽ được tổ chức tại Hà Nội Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2010 sẽ được tổ chức tại Hà Nội

Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS ) 2010 sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 9 tại Hà Nội với chủ đề “Hướng tới cộng đồng chung ASEAN-Từ tầm nhìn đến hành động” do Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI), Hội đồng kinh doanh Đông Á, Diễn đàn kinh doanh Tiểu vùng sông MeKong (GMS-BF) cùng phối hợp tổ chức


Tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Ninh Thuận của Đoàn Doanh nhân Singapore Tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Ninh Thuận của Đoàn Doanh nhân Singapore

Ngày 20/9/2010, UBND tỉnh có buổi làm việc với Đoàn Doanh nhân Singapore về nội dung tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Ninh Thuận.


Chung cư giá 10 triệu đồng/m2: “Chúng tôi vẫn lãi” Chung cư giá 10 triệu đồng/m2: “Chúng tôi vẫn lãi”

Thay vì giới hạn trong phạm vi cán bộ, nhân viên của công ty, chủ đầu tư dự án chung cư Đại Thanh (Thanh Trì) Hà Nội vừa công bố sẽ bán đại trà căn hộ ra thị trường với mức giá đồng loạt 10 triệu đồng/m2.


Sa Pa sắp đón nhiều dự án bất động sản “khủng” Sa Pa sắp đón nhiều dự án bất động sản “khủng”

Sau khi bản quy hoạch đô thị Sa Pa đến năm 2030 được công bố hồi đầu năm, một số nhà đầu tư bất động sản đã rậm rịch tính chuyện rót vốn vào thị trường sơ khai nhưng tiềm năng này.


Tín dụng địa ốc: Kích cầu và chờ đợi Tín dụng địa ốc: Kích cầu và chờ đợi

Cho vay bất động sản vẫn được các ngân hàng ưu ái, tạo cơ hội cho các khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở.


Bất động sản nghỉ dưỡng: “Khỏe” vì ít đầu cơ? Bất động sản nghỉ dưỡng: “Khỏe” vì ít đầu cơ?

“Nếu phân khúc nghỉ dưỡng mà có nhiều nhà đầu cơ như mảng đất nền và nhà dự án thì chắc chúng tôi đã sập từ lâu rồi”.


Xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng “giá mềm”

globalicc.vn - Với mức giá tầm 3 tỷ đồng, nhiều chủ đầu tư đang tung ra loại hình biệt thự nghỉ dưỡng có giá mềm để thu hút khách.


Bất động sản nghỉ dưỡng “vào mùa”

Hàng loạt dự án bất động sản rục rịch chào bán, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang đón làn sóng đầu tư.


BĐS nghỉ dưỡng: Thật lòng đón khách khó tính

Thị trường bất động sản đóng băng, các DN cho biết muốn cứu mình chỉ còn cách làm thật, làm tốt với khách hàng. Cách làm đó đang được các dự án BĐS nghỉ dưỡng áp dụng. Bởi vì, đối với những người đang đi tìm một nơi nghỉ dưỡng thì phải được hài lòng cả về tiến độ, chất lượng và gia tăng giá trị mới mong hấp dẫn nhưng người có tiền và khó tính.


Bất động sản sân golf - kênh ưa thích của các nhà đầu tư

(19.4.2012)Bất động sản được coi là một tài sản có giá trị sử dụng, đầu tư và giao dịch… Vì thế giá trị bất động sản phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đi kèm


Bất Động Sản nghỉ dưỡng- kênh đầu tư an toàn khá cao Bất Động Sản nghỉ dưỡng- kênh đầu tư an toàn khá cao

Ngày 23/11/2011:BĐS nghỉ dưỡng đang nổi lên như một kênh đầu tư có chỉ số phát triển an toàn khá cao. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển vốn vào các dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven biển để tìm kiếm cơ hội sinh lời cho dòng vốn của mình.


Phấn đấu xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam Phấn đấu xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam

Vừa qua UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi họp báo tại Hà Nội, nhằm chuyển tải những nội dung chính của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh năm 2011 sẽ tổ chức vào ngày 10/12/2011 tại Phan Rang – Tháp Chàm.


Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm năng lượng sạch

Vào ngày 10.12.2011 tới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận. Đây là bản quy hoạch tổng thể của một địa phương đầu tiên trong cả nước thuê tư vấn nước ngoài lập chiến lược (tập đoàn Monitor của Mỹ và Arup của Anh), kinh phí khoảng 30 tỉ đồng.


23.200 tỷ đồng vốn cam kết đầu tư vào Ninh Thuận 23.200 tỷ đồng vốn cam kết đầu tư vào Ninh Thuận

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cam kết đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh này diễn ra ngày 17-10-2009. Có 11 nhà đầu tư đã cam kết đầu tư với số vốn gần 23.200 tỉ đồng


Cam kết đầu tư hơn 14.600 tỉ đồng vào Ninh Thuận Cam kết đầu tư hơn 14.600 tỉ đồng vào Ninh Thuận

Các công ty đã cam kết đầu tư hơn 14.600 tỉ đồng cho các dự án tại tỉnh Ninh Thuận tại Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận năm 2011 diễn ra ngày 10-12-2011 tại tỉnh này.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc với tỉnh Ninh Thuận Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc với tỉnh Ninh Thuận

Ngày 9/12/ 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội của tỉnh


Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và Xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận năm 2011. Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và Xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận năm 2011.

Sáng ngày 10/12/2011, tại Ninh Thuận, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và Xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận năm 2011.


Công bố quy hoạch tổng thể phát triển Ninh Thuận Công bố quy hoạch tổng thể phát triển Ninh Thuận

Ngày 10/12, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận năm 2011 với chủ đề “Quy hoạch mới-Kịch bản phát triển mới-Cơ hội đầu tư mới.”


16 tỷ USD cho 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận 16 tỷ USD cho 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng Ninh Thuận sẽ tạo bước đột phá, nhất là phát triển công nghiệp năng lượng, dịch vụ du lịch, nông nghiệp...


Bất động sản nghỉ dưỡng có thoát nổi khủng hoảng

Bất động sản nghỉ dưỡng - Đầu tư thông minh


Sân golf Heron Lake khai trương toàn bộ 18 lỗ

Ngày 25/11 vừa qua, sân golf Heron Lake đã chính thức hoạt động với tất cả các dịch vụ của nhà CLB. Sự kiện này đã góp thêm 1 điểm đến thách thức trên bản đồ Golf Việt nam.


10 sân golf xa xỉ nhất thế giới

Sân golf trị giá 1,2 tỷ USD của tỷ phú Donald Trump ấp ủ xây dựng đã phải dừng thi công vì khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, các tín đồ của golf vẫn còn nhiều thiên đường khác cho niềm đam mê của mình.Dưới đây là 10 sân golf xa xỉ nhất nước Mỹ.


Ninh Thuận: NĐT Hồng Kông muốn triển khai đầu tư dự án Khu vực Vịnh Vĩnh Hy Ninh Thuận: NĐT Hồng Kông muốn triển khai đầu tư dự án Khu vực Vịnh Vĩnh Hy

Hạng mục đầu tư gồm: Nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế; khu vui chơi giải trí, đường đua thể thức F1…Tổng số vốn dự án khoảng 500 – 800 triệu USD. Sáng ngày 20/6/2011, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã có buổi làm việc với nhà đầu tư Công ty Asia New Genration (Hồng Kông) và Công ty TNHH Phát triển Du lịch Minh Thành.


BĐS nghỉ dưỡng: “Hầm trú ẩn” của nhà đầu tư

Theo nhận định của giới chuyên gia, bất động sản nghỉ dưỡng là thị trường mới nên giá thành chưa cao, đầu tư lâu dài khả năng tăng giá sẽ nhanh. Đặc biệt, khu vực ven đô ngày càng phát triển khiến mặt bằng giá đất thay đổi và đây cũng được coi là hình thức “bỏ ống” dài hạn của nhà đầu tư.


“Lối thoát” cho nhà đầu tư bất động sản “Lối thoát” cho nhà đầu tư bất động sản

Thị trường đất nền và chung cư Hà Nội đang rơi vào tình trạng đóng băng cục bộ, nhiều dự án giảm giá ngót ngét chục triệu đồng/m2. Nhiều nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi đang tìm hướng đi mới trong khi chờ tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản.


Thị trường biệt thự nghỉ dưỡng bùng nổ

Thị trường biệt thự nghỉ dưỡng ở Việt Nam đã bùng nổ với hàng loạt những dự án mới đang được xây dựng.


Kon Tum: Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen Kon Tum: Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen

Điểm du lịch Măng Đen được đề xuất là 1 trong 31 khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội cần được Nhà nước ưu tiên đầu tư để phát triển.


BĐS nghỉ dưỡng: Đầu tư dài hơi, hưởng lợi dài hạn

(VEF.VN) - Trong khi thị trường bất động sản chung có dấu hiệu trầm xuống thì bất động sản nghỉ dưỡng lại có một lối đi khác khi rất nhiều dự án khá đắt hàng. Các nhà đầu tư dường như không quan tâm nhiều đến tính thanh khoản trên thị trường mà họ đang hướng tới những giá trị trong dài hạn.


Kinh tế khó khăn, biệt thự nghỉ dưỡng triệu đô vẫn đắt hàng

Theo bà Ngô Thị Hương Giang, quản lý nghiên cứu của CBRE Việt Nam, biệt thự nghỉ dưỡng có giá hàng triệu đô lại là những sản phẩm bán chạy nhất.


Bất động sản nghỉ dưỡng kế hoạch cho nhà đầu tư

Bất động sản nghỉ dưỡng đang phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên các nhà đầu tư cũng cần phải cân nhắc lựa chọn sản phẩm kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.


Mỗi trang bản ghi    ( Trang hiện tại: 1) Trang sau >>
Trang : 1 2 3
 
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Biệt thự - Resort  |  Sân Golf  |  Tin tức - Sự kiện  |  Tuyển dụng  |  Liên hệ   
© Copyright 2010 globalicc.vn. All Rights Reserved - Global ICC JSC - Design by www.ntssvn.com